Đăng ký khóa học

Giảm 20% khi đăng ký học trước ngày khai giảng. Giảm 30% cho nhóm đăng ký 5 người trờ lên.

 

Sửa đổi về các hành vi bị cấm và về hóa đơn bán hàng

Hành vi bị cấmSửa đổi bổ sung luật kế toán

Sửa đổi về các hành vi bị cấm và về hóa đơn bán hàng

Trong chuyên mục này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những nội dung dự kiến sửa đổi của luật kế toán về những hành vi bị cấm và những thay đổi về hóa đơn bán hàng của luật kế toán dự kiến thông qua vào tháng 5/2015 và áp dụng từ ngày 01/01/2016.

 

I/ Về các hành vi bị cấm
Theo điều 14 Luật Kế toán 2003:
1. Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán.
2. Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.
3. Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán.
4. Huỷ bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ quy định tại Điều 40 của Luật này.
5. Ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn đe dọa, trù dập người làm kế toán trong việc thực hiện công việc kế toán.
7. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ hoặc mua, bán tài sản, trừ doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể.
8. Bố trí người làm kế toán, người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 và Điều 53 của Luật này.
9. Các hành vi khác về kế toán mà pháp luật nghiêm cấm.

Dự kiến sửa đổi luật kế toán 2015:
1. Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán.
2. Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.
3. Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán.
4. Huỷ bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ quy định tại Điều 40 của Luật này.
5. Ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn đe dọa, trù dập người làm kế toán trong việc thực hiện công việc kế toán.
7. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ hoặc mua, bán tài sản, trừ doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể.
8. Bố trí người làm kế toán, người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 và Điều 53 của Luật này.
9. Lập hai hoặc nhiều hệ thống sổ kế toán tài chính khác nhau;
10. Cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề kế toán dưới mọi hình thức;
11. Các hành vi khác về kế toán mà pháp luật về kế toán nghiêm cấm.”

* Những điểm sửa đổi bổ sung của luật mới :
Các hành vi bị cấm được qui định tại điều 14 Luật Kế toán (bao gồm 8 khoản), các quy định này vẫn đúng với nguyên tắc quản lý và hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên cũng còn một số hành vi khác, qua thực tiễn cho thấy có dấu hiệu vi phạm cần được bổ sung trong Luật, cụ thể là hành vi:
(i) lập hai hoặc nhiều hệ thống sổ kế toán tài chính khác nhau;
(ii) cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề kế toán.

* Lập hai hoặc nhiều hệ thống sổ kế toán tài chính khác nhau:
Trên thực tế, việc các DN, cơ quan lập hai hoặc nhiều hệ thống sổ kế toán để “phục vụ” các đối tượng khác nhau “hệ thống kế toán phục vụ mục đích quản lý nội bộ khác với hệ thống để đối phó với cơ quan thuế, cơ quan thanh tra kiểm toán…” diễn ra khá phổ biến dù hành vi này đã bị nghiêm cấm trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Nhưng đây là lần đầu tiên quy định cấm đối với hành vi này được luật hóa.

* Cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề kế toán
Hiện tượng trên diễn ra khá phổ biến nhất là thời gian đầu thực hiện luật kế toán. Các công ty dịch vụ kế toán nhỏ (các công ty kiểm toán của Việt Nam phần lớn là nhỏ) phải đi thuê, mượn chứng chỉ hành nghề kế toán. Điều này làm cho chất lượng dịch vụ kế toán và kiểm toán chưa được tốt.

* Kiến nghị bổ sung thêm về các hành vi bị cấm
Xuất phát từ thực trạng hành nghề kế toán hiện nay ở Việt Nam, đó là tình trạng cung cấp dịch vụ kế toán “chui” đang ngày càng phổ biến không kiểm soát được, do đó cần thiết phải bổ sung thêm 01 hành vi nghiêm cấm sau:
“Cung cấp dịch vụ kế toán khi không có đủ điều kiện hành nghề”.

II/ Về hóa đơn bán hàng
Theo điều 21 về hóa đơn bán hàng của Luật Kế toán 2003:
1. Tổ chức, cá nhân khi bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ phải lập hóa đơn bán hàng giao cho khách hàng. Trường hợp bán lẻ hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ dưới mức tiền quy định mà người mua hàng không yêu cầu thì không phải lập hóa đơn bán hàng. Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp bán hàng và mức tiền bán hàng không phải lập hóa đơn bán hàng.

2. Tổ chức, cá nhân khi mua hàng hóa hoặc được cung cấp dịch vụ có quyền yêu cầu người bán hàng, người cung cấp dịch vụ lập, giao hóa đơn bán hàng cho mình.

3. Hóa đơn bán hàng được thể hiện bằng các hình thức sau đây:
a) Hóa đơn theo mẫu in sẵn;
b) Hóa đơn in từ máy;
c) Hóa đơn điện tử;
d) Tem, vé, thẻ in sẵn giá thanh toán.

4. Bộ Tài chính quy định mẫu hóa đơn, tổ chức in, phát hành và sử dụng hóa đơn bán hàng. Trường hợp tổ chức hoặc cá nhân tự in hóa đơn bán hàng thì phải được cơ quan tài chính có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.

5. Tổ chức, cá nhân khi bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ nếu không lập, không giao hóa đơn bán hàng hoặc lập hóa đơn bán hàng không đúng quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Dự kiến sửa đổi luật kế toán 2015:
1. Hóa đơn bán hàng là chứng từ kế toán đặc biệt do đơn vị kế toán lập khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua. Hóa đơn bán hàng dùng để hạch toán kế toán tại đơn vị và sử dụng để kê khai, thanh toán quyết toán thuế với ngân sách nhà nước.

2. Nội dung, hình thức hóa đơn bán hàng, trình tự lập và quản lý, sử dụng hoá đơn bán hàng thực hiện theo các quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng.

* Những điểm sửa đổi bổ sung của luật mới :
- Hóa đơn bán hàng là một trong những chứng từ quan trọng để hạch toán hoạt động kinh doanh tài chính của doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức kinh tế, đồng thời là căn cứ để kê khai, thanh quyết toán thuế với ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, điều 21 Luật Kế toán 2003 chưa phản ánh nội dung này.

- Dự thảo Luật sửa đổi quy định rõ hóa đơn bán hàng đảm bảo tính đồng bộ của các quy định liên quan đến hóa đơn bán hàng. Theo đó, hóa đơn bán hàng là chứng từ kế toán đặc biệt do:

(i) Đơn vị kế toán lập khi bán hàng, cung cấp dịch vụ cho người mua.
(ii) Hóa đơn bán hàng dùng để :

+ Hạch toán kế toán tại đơn vị và
+ Sử dụng để kê khai, thanh toán, quyết toán thuế với ngân sách nhà nước.
(iii) Nội dung, hình thức hóa đơn bán hàng, trình tự lập và quản lý nội dung hóa đơn bán hàng thực hiện theo quy định pháp luật về hóa đơn bán hàng.

ThS. Nguyễn Thành Long

CÁC CƠ SỞ THUỘC TRUNG TÂM

- Q3: Tư vấn học online, SĐT: (028) 6659 2738
- TB: 544 Cách Mạng Tháng 8 , phường 4, quận Tân Bình
- TĐ: 281A Võ Văn Ngân, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức
- BH: 02 Lê Quý Đôn, phường Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai (Đối diện ĐH Đồng Nai)

LIÊN HỆ

  • Hotline: 0909 493 140

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

Kết nối với chúng tôi trên mạng xã hội