CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – NHỮNG ĐIỂM CẦN HOÀN THIỆN
- Chi tiết
- Chuyên mục: Tổng hợp
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM –
NHỮNG ĐIỂM CẦN HOÀN THIỆN
TS. Bùi Công Khánh
Hiện tại, công tác kế toán các doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện theo chế độ kế toán được ban hành tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ). Từ khi chế độ kế toán ra đời cho đến nay Bộ tài chính cũng đã sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài chính tại các doanh nghiệp, cụ thể Bộ tài chính đã ban hành thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 - sửa đổi, bổ sung Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và thông tư 138/2011/TT-BTC - sửa đổi, bổ sung Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng chế độ kế toán tại doanh nghiệp, tác giả nhận thấy có một vài điểm cần sửa đổi, bổ sung để hệ thống thông tin kế toán cung cấp, phản ánh thông tin tài chính sát thực hơn với bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh của nó. Cụ thể như sau:
- Ghi nhận tiền gửi có kỳ hạn tại doanh nghiệp:
- Theo chế độ kế toán hiện hành:
- Giả sử, ngày 1/9/200X Công ty SSSC có phát sinh nghiệp vụ gửi tiền có kỳ hạn 6 tháng với số tiền 50.000 Triệu đồng (trên 3 tháng và dưới 1 năm), ghi nhận như sau:
Nợ 1281 (Tiền gửi có kỳ hạn): 50.000
Có 111, 112: 50.000
- Tại ngày 31/12/200X, Khi lập báo cáo tài chính thì nghiệp vụ trên được thể hiện trên Bảng Cân đối kế toán (Balance sheet) tại chỉ tiêu II.1. Đầu tư ngắn hạn (MS121) mà không phản ánh vào chỉ tiêu I.2. Các khoản tương đương tiền (MS112). Khi đó nghiệp vụ này sẽ không được phản ánh trên Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (Cash Flow), vì chế độ kế toán hướng dẫn như sau:
“….
II- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (sau khi đã trừ đi dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn), bao gồm: tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn, đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn khác. Các khoản đầu tư ngắn hạn được phản ánh trong mục này là các khoản đầu tư có thời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh, không bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo đã được tính vào chỉ tiêu “Các khoản tương đương tiền”.
1- Đầu tư ngắn hạn (Mã số 121)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các Tài khoản 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” và 128 “Đầu tư ngắn hạn khác” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Số Cái sau khi trừ đi các khoản đầu tư ngắn hạn đã được tính vào chỉ tiêu “Các khoản tương đương tiền”.
.....”
Chế độ kế toán hướng dẫn lập chỉ tiêu “Các khoản tương đương tiền” như sau:
“…..
I- Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp toàn bộ số tiền và các khoản tương đương tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, gồm: tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, vàng bạc, kim khí quý, đá quý, tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn), tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền.
......
2- Các khoản tương đương tiền (Mã số 112)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” trên Sổ chi tiết TK 121, gồm: kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc... có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua.
......”
Theo đó, Số tiền gửi kỳ hạn 50.000 tr.đ được trình bày như sau:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN – CTY SSSC
Tại ngày 31/12/200X
TÀI SẢN |
Mã số |
Thuyết minh |
Số cuối năm (Tr.đ) |
Số đầu năm (Tr.đ) |
…… |
||||
I. Tiền và các khoản tương đương tiền |
110 |
50.000 |
||
1.Tiền |
111 |
V.01 |
||
2. Các khoản tương đương tiền |
112 |
50.000 |
||
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn |
120 |
V.02 |
50.000 |
|
1. Đầu tư ngắn hạn |
121 |
50.000 |
||
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) |
129 |
(…) |
(…) |
Rõ ràng rằng khi trình bày 50.000 tr.đ là khoản đầu tư ngắn hạn tại thời điểm 31/12/200X là thật sự chưa sát thực với bản chất và nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty SSSC.
Phần 2
1.2.Ý kiến của tác giả và đề xuất hoàn thiện:
Tác giả nhận thấy rằng khoản tiền gửi có kỳ hạn 50.000 tr.đ của công ty SSSC phát sinh ngày 1/9/200X có kỳ hạn 6 tháng, nhưng tại ngày lập báo cáo tài chính (31/12/200X) khoản tiền này thỏa mãn các điều kiện sau:
- Có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền: Tại ngày 31/12/200X công ty BCK chắc chắn thu hồi được 50.000 tr.đ nếu có nhu cầu tiền cấp bách và không có rủi ro.
- Thời gian đáo hạn: 2 tháng (ít hơn 3 tháng).
Tác giả cho rằng khoản tiền gửi có kỳ hạn 50.000 tr.đ trên hội đủ tính chất của một khoản “tương tương tiền” và phải được trình bày trên Bảng cân đối kế toán tại chỉ tiểu I.2. Các khoản tương đương tiền (MS 112) và thể hiện trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ khi lập báo cáo tài chính.
Khi đó, Chế độ kế toán nên sửa đổi, bổ sung như sau:
- Hệ thống tài khoản và phương pháp hạch toán: vẫn giữ nguyên theo hướng dẫn hiện hành.
- Hướng dẫn lập và trình bày báo cáo tài chính nên sửa đổi, bổ sung như sau:
“......
2- Các khoản tương đương tiền (Mã số 112)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo và các khoản tiền gửi có kỳ hạn không quá 1 năm. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” trên Sổ chi tiết TK 121, gồm: kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc... có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua và sổ chi tiết TK 1281 “Tiền gửi có kỳ hạn”.
......”
Khi đó, nghiệp vụ trên sẽ chính thức được trình bày trên báo cáo tài chính như sau:
- Trên Bảng cân đối kế toán trình bày tại chỉ tiểu I.2. Các khoản tương đương tiền (MS 112)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN – CTY SSSC
Tại ngày 31/12/200X
TÀI SẢN |
Mã số |
Thuyết minh |
Số cuối năm (Tr.đ) |
Số đầu năm (Tr.đ) |
….. |
||||
I. Tiền và các khoản tương đương tiền |
110 |
50.000 |
||
1.Tiền |
111 |
V.01 |
||
2. Các khoản tương đương tiền |
112 |
50.000 |
||
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn |
120 |
V.02 |
||
1. Đầu tư ngắn hạn |
121 |
|||
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) |
129 |
(…) |
(…) |
- Trên báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (LCTT): Số tiền trên được phản ánh trên báo cáo LCTT như nghiệp vụ luân chuyển tiền nội bộ. Vì nó không làm gia tăng hay giảm đi số tiền dòng lưu chuyển tiền của công ty SSSC trong năm 200X, nó cấu thành trong chỉ tiêu MS 70 “Tiền và tương đương tiển cuối kỳ” (tương tự như nghiệp vụ mang tiền mặt nộp vào tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và ngược lại).
Có như vậy, thông tin kế toán tài chính phản ánh hữu hiệu và sát thực với nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, Báo cáo tài chính phản ánh trung thực hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp người đọc hiểu đúng hơn về bức tranh tài chính của doanh nghiệp.
- Ghi nhận thông tin “Thuế giá trị gia tăng được hoàn lại”.
- Chế độ kế toán hiện hành:
Trong quá trình ghi nhận thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào phát sinh, kế toán sử dụng tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” theo hướng dẫn của chế độ kế toán hiện hành và khai báo thuế giá trị gia tăng theo Luật thuế GTGT và các qui định hiện hành. Tuy nhiên, trong chế độ kế toán hiện hành chưa hướng dẫn đầy đủ nội dung để ghi nhận và trình bày thông tin liên quan đến thuế GTGT hiện nay. Cụ thể như sau:
- Hệ thống tài khoản qui định:
+ Tài khoản 133 - “Thuế GTGT được khấu trừ” có 2 tài khoản cấp 2:
TK 1331 – “Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ”;
TK 1332 – “Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định”.
+ TK 33311 - “Thuế GTGT đầu ra”.
- Tất cả các khoản thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng và được khấu trừ sẽ được ghi nhận vào bên Nợ của TK133 “Thuế GTGT được khấu trừ” (chi tiết theo tiểu khoản tương ứng).
- Tất cả các khoản thuế GTGT đầu ra phát sinh trong tháng sẽ được ghi nhận vào bên Có của TK33311 “Thuế GTGT đầu ra”.
- Cuối tháng, kế toán kết chuyển số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ để bù trừ với số thuế GTGT đầu ra (tối đa bằng số thuế GTGT đầu ra) như sau:
Nợ TK 33311
Có TK 133
Khi đó, nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra trong kỳ thì tài khoản 133 có số dư cuối kỳ Nợ và số này được chuyển sang tháng kế tiếp khấu trừ, khi đó thông tin trình bày trên Bảng cân đối kế toán phù hợp với tờ khai thuế GTGT. Tuy nhiên, khi thuế GTGT đầu vào khấu trừ trong 3 tháng liên tiếp không hết thì số thuế GTGT này sẽ được hoàn lại; Khi đó thông tin trình bày trên Bảng cân đối kế toán không còn sát thực nội dung kinh tế nữa. Cụ thể như sau:
ĐVT: Triệu đồng
Kỳ phát sinh |
Thuế GTGT đầu vào |
Thuế GTGT đầu ra |
Chênh lệch lũy kế |
Ghi chú |
Tháng 10/200X |
30.000 |
25.000 |
-5.000 |
Chuyển sang tháng sau |
Tháng 11/200X |
28.000 |
24.000 |
-9.000 |
Chuyển sang tháng sau |
Tháng 12/200X |
26.000 |
25.000 |
-10.000 |
Được hoàn lại |
Khi đó, thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính và Tờ khai thuế GTGT như sau:
Kỳ báo cáo |
Thông tin kế toán |
Thông tin trên Tờ khai thuế GTGT |
Bản chất thông tin |
Nhận xét |
|
Tháng 10/200X |
Số dư CK Nợ TK133: 5.000 |
Trình bày trên Bảng CĐKT tại chỉ tiêu V.2. Thuế GTGT được khấu trừ (MS 152): 5.000 |
Chỉ tiêu VI.4.2 Thuê GTGT còn được khâu trừ chuyển sang kỳ sau (MS 43): 5.000 |
Thuế GTGT còn được khấu trừ: 5.000 |
Phù hợp |
Tháng 11/200X |
Số dư CK Nợ TK133: 9.000 |
Trình bày trên Bảng CĐKT tại chỉ tiêu V.2. Thuế GTGT được khấu trừ (MS 152): 9.000 |
Chỉ tiêu VI.4.2 Thuê GTGT còn được khâu trừ chuyển sang kỳ sau (MS 43): 9.000 |
Thuế GTGT còn được khấu trừ: 9.000 |
Phù hợp |
Tháng 12/200X |
Số dư CK Nợ TK133: 10.000 |
Trình bày trên Bảng CĐKT tại chỉ tiêu V.2. Thuế GTGT được khấu trừ (MS 152): 10.000 |
Chỉ tiêu VI.4.1 Thuê GTGT đề nghị hoàn (MS 42): 10.000 |
Thuế GTGT đang làm thủ tục hoàn lại: 10.000 |
Chưa phù hợp |
- Ý kiến của tác giả và đề xuất hoàn thiện:
Tác giả nhận thấy rằng số thuế GTGT đầu vào khấu trừ chưa hết đến cuối tháng 12/200X là 10.000 Tr.đ là số thuế mà doanh nghiệp đang làm thủ tục hoàn thuế và không được chuyển sang kỳ sau khấu trừ, trong khi đó trên Bảng cân đối kế toán vẫn trình bày tại chỉ tiêu V.2. Thuế GTGT được khấu trừ (MS 152) là chưa sát thực với bản chất của thông tin kinh tế. Nên chăng, chế độ kế toán sửa đổi, bổ sung như sau:
- Bổ sung TK1333 “Thuế GTGT đề nghị hoàn” để ghi nhận số thuế GTGT đang làm thủ tục hoàn thuế thể hiện số tiền phù hợp với số tiền trên tờ khai thuế GTGT tại Chỉ tiêu VI.4.1 “Thuế GTGT đề nghị hoàn” (MS 42). Kết cấu tài khoản này như sau:
- Bên Nợ: Phản ánh số thuế GTGT đang làm thủ tục đề nghị hoàn thuế phát sinh.
- Bên Có:
- Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đang còn chờ hoàn, nhưng ngân sách Nhà nước chưa chi trả.
+ Phản ánh số tiền hoàn thuế GTGT nhận được.
+ Số thuế GTGT không được hoàn.
Khi đó, tại thời điểm cuối tháng 12/200X, kế toán phải ghi nhận thêm bút toán sau:
Nợ 1333: 10.000
Có TK 1331, 1332: 10.000
- Về cách trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính:
- Số dư cuối kỳ Nợ TK 1331, 1332 trình bày tại .
- Số dư cuối kỳ Nợ TK 1333 trình bày tại Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước (MS 154) trên bảng cân đối kế toán.
Có được như vậy, thông tin trình bày trên báo cáo tài chính sẽ sát thực hơn với bản chất của thông tin kinh tế, giúp người đọc hiểu đúng hơn về thông tin trình bày trên báo cáo tài chính.
Trên đây là một số điểm mà tác giả đã đưa ra để chúng ta cùng nhau nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, giúp cho hệ thống ghi chép và cung thông tin kế toán tại các doanh nghiệp hữu hiệu và trung thực hơn đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chia sẽ chân tình, thẳng thắn để cùng nhau hoàn thiện Chế độ kế toán doanh nghiệp cũng như hệ thống kế toán ở Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.
---*******---
Tin cùng chủ đề
Bài viết liên quan
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ - 09/11/2015 03:14
- Sửa đổi về các hành vi bị cấm và về hóa đơn bán hàng - 30/09/2015 02:49
- Lớp học nghiệp vụ kinh tế và giải đáp một số thắc mắc. - 28/08/2015 08:58
- ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VN - 09/08/2015 03:07
- Thay đổi nguyên tắc giá gốc thành giá trị hợp lý - 01/08/2015 08:33
Các tin khác
- HOÀN THIỆN CHUẨN MỰC CHUNG KẾ TOÁN VIỆT NAM - 21/07/2015 09:15
- Kế toán thuế thu nhập hoãn lại - 07/07/2015 08:46
- Trung Tâm đào tạo các khóa học kế toán tại tphcm - 04/07/2015 16:59
- LUẬT KẾ TOÁN MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI - 29/06/2015 09:44
- HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY LIÊN KẾT - 29/06/2015 09:26