MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ
- Chi tiết
- Chuyên mục: Tổng hợp
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN DỤNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ THỰC HIỆN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
TS. Bùi Công Khánh
Cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới, quy mô hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam ngày càng lớn mạnh đòi hỏi phải cải tiến về công tác quản trị doanh nghiệp, vai trò của kế toán ngày càng trở nên quan trọng hơn, không những kế toán góp phần vào việc quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả mà còn cung cấp những thông tin giúp cho nhà quản lý cân bằng các mối quan hệ giữa doanh nghiệp các bên có lợi ích có liên quan. Sự cân bằng đó có được là do doanh nghiệp xây dựng được các mô hình đánh giá thành quả thực hiện và trách nhiệm giải trình của quản lý, trên cơ sở đó điều tiết và phân phối các lợi ích một cách công bằng giữa các bên liên quan.
Nhu cầu về một công cụ kiểm soát và đánh giá thành quả thực hiện của doanh nghiệp đang ngày càng trở nên cấp thiết, nhất là đối các doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình phân tán. Khoa học về quản trị và kế toán trên thế giới đã có những phát kiến mang tính cách mạng trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, việc nhận thức và vận dụng những mô hình thành công trên thế giới vào quản lý tại các doanh nghiệp Việt nam hiện nay còn chưa phổ biến và chưa đạt kết quả tốt.
Việc xây dựng một mô hình mẫu về đánh giá thành quả thực hiện và trách nhiệm giải trình quản lý giúp cho công chúng có được một nguồn thông tin đáng tin cậy trong việc kiểm soát hoạt động của các công ty cổ phần và giúp họ có những quyết định đúng đắn. Về phía Nhà nước có thể đánh giá đúng được thực trạng tài chính của các công ty cổ phần có vốn của nhà nước để điều tiết một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động. Về phía nhà quản lý công ty cổ phần thông qua mô hình giúp cho họ điều tiết cân bằng lợi ích giữa các bên có liên quan và giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
1 - Các nguyên tắc đánh giá thành quả thực hiện và các vấn đề cần đánh giá
1.1 Các nguyên tắc đánh giá thành quả thực hiện:
Đánh giá thành quả thực hiện không phải là hoạt động có kết cục mà nó là một quá trình liên tục.Đánh giá và sử dụng kết quả đó như là một nổ lực liên tục của doanh nghiệp trong việc xác định mức độ thực hiện hiện tại so với kết quả tiêu chuẩn mong đợi qua đó biến các chiến lược thành hiện thực và hướng mọi người đến các mục tiêu đó.
Có rất nhiều cách tiếp cận và phương pháp dùng cho việc đánh giá thành quả thực hiện. Tuy nhiên, một sự xây dựng, sắp xếp và thực hiện thành công một khuôn mẫu đánh giá thích hợp sẽ phải đảm bảo các vấn để sau:
- Liên kết được chiến lược đến hành động.
- Đánh giá thực hiện so với các tiêu chuẩn mong đợi.
- Cung cấp các tình huống lựa chọn.
- Tập trung doanh nghiệp vào những vấn đề quan trọng.
- Thiết lập được mô hình dự báo cho thay đổi hoặc cải thiện kinh doanh, quản lý.
- Các khía cạnh quan trọng của doanh nghiệp là gì? Bộ phận nào của doanh nghiệp cần được đo lường?
- Đơn vị đo lường, phương pháp đánh giá nào là thích hợp cho từng khía cạnh xác định ở trên?
- Các tiêu chuẩn thích hợp nào sẽ được sử dụng cho các đánh giá?
- Mục tiêu lợi nhuận là áp lực điều phối lớn nhất đến hoạt động doanh nghiệp.
- Kết quả tài chính (doanh thu, chi phí, lợi nhuận…) là các kết quả có thể đo lường dễ dàng.
Đánh giá và đo lường giúp doanh nghiệp hiểu biết rõ hơn về thành quả kinh doanh đã đạt được.Các nguyên tắc trên có thể được tổng hóa bằng ba câu hỏi sau:
1.2 Các vấn đề cần đánh giá:
Trước đây, sự tập trung đánh giá thành quả thực hiện sẽ chủ yếu vào các kết quả hoặc ảnh hưởng về tài chính vì:
Dần dần sự tập trung lại chuyển hướng rõ rệt qua việc đánh giá các nhân tố đa dạng mà có tác động đến kết quả tài chính( ví dụ: các yếu tố chính làm tăng, giảm doannh thu … hơn là chỉ tiêu doanh thu). Đó là các nhân tố hiện hữu bên trong cũng như bên ngoài môi trường hoạt động của doanh nghiệp và ngay cả các nhân tố nội tại trong doanh nghiệp. Theo xu hướng đó các chiến lược và các mục tiêu của doanh nghiệp ngày càng được ý thức hơn về vai trò quan trọng của chúng, bỡi lẽ việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tài chính đầu tiên xác định từ các nhân tố có thể ảnh hưởng đến chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp.Ví dụ: Chất lượng của dịch vụ khách hàng cần được đo lường và đánh giá bỡi vì nó là một nhân tố quan trọng trong chiến lược của doanh nghiệp và nó trở thành tiêu chí biểu hiện quan trọng về khả năng tiêu thụ - tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Các nhân tố khác như: mức độ hài lòng của khách hàng, khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, hoặc thời gian đặt hàng, khả năng linh hoạt, khả năng sử dụng hiệu quả nguồn lực, tốc độ và mức độ của sự sáng tạo, chất lượng cuộc sống và mức độ hài lòng của nhân viên và mức độ hỗ trợ trong công việc… cũng như vậy có thể trở thành các tiêu chí biểu hiện quan trọng về tình hình tài chính của doanh nghiệp và do đó cũng cần được đo lường và đánh giá.
2 - Các mô hình đánh giá thành quả thực hiện:
2.1 Mô hình balanced scorecard (BSC)
Ở các nước phát triển người ta thướng vận dụng các mô hình sau đây để đánh giá thành quả thực hiện các công việc trong doanh nghiệp.
Balanced scorecard là một hệ thống quản lý cung cấp một khuôn khổ xung quanh việc một doanh nghiệp sẽ thay đổi và vận động như thế nào khi thực hiện chiến lược của nó.
Balanced scorecard được xem là hệ thống quản lý tập trung vào tạo ra sự cân bằng giữa thành quả thực hiện về tài chính và các khía cạnh khác như: hệ thống, sự sáng tạo và phát triển, khách hàng.
Theo “Banlancde scorecard” các khía cạnh cần được đo lường và đánh trong quá trình đánh giá thành quả thực hiện một doanh nghiệp bao gồm:
- Diễn giải chiến lược thành các hành động.
- Liên kết và sắp xếp doanh nghiệp xung quanh chiến lược
- Xác định các mục tiêu
- Làm cho chiến lược trở thành một quá trình liên tục
- Cung cấp một kế hoạch thay đổi.
2.2 Mô hình bảng giải trình trách nhiệm(Accountability Scorecard_ASC)
Bảng giải trình trách nhiệm là một phương pháp tiếp cận mới trong đánh giá thành quả thực hiện của doanh nghiệp. Nó tập trung vào đánh giá doanh nghiệp tương tác và thực hiện nghĩa vụ như thế nào đối với các nhóm lợi ích có liên quan. Mục tiêu là tìm đến sự cân bằng của mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các nhóm lợi ích có liên quan.
Cơ cấu tổ chức của ASC xoay quanh mối quan hệ giữa các nhóm lợi ích có liên quan đã xác định ở trên, bên cạnh đó trong từng mối quan hệ giữa các nhóm lợi ích và doanh nghiệp bao gồm hai chiều nghĩa vụ và đóng góp: Ví dụ, cổ đông đóng góp cho doanh nghiệp vốn để hoạt động, doanh nghiệp thực hiện lại nghĩa vụ thanh toán cổ tức cho cổ đông…
2.3 Đánh giá thành quả thực hiện dựa trên BSC và ASC
BSC được phát triển nhấn mạnh đến kết quả thực về hiện tài chính như là thước đo sức khỏe và thành quả thực hiện của doanh nghiệp. Trong thực tế áp dụng BSC được sử dụng để cân bằng thành quả về tài chính với thành quả thực hiện trên các khía cạnh khác: khách hàng, sự sáng tạo và phát triển và hệ thống.
Bốn khía cạnh của BSC rất rộng và có thể triển khai thành tập hợp rộng rãi các chỉ tiêu đo lường với các thước đo khác nhau.
Mục tiêu của ASC là xác định và sử dụng hiệu quả các chỉ tiêu đo lường phản ánh sức khỏe và thành quả thực hiện của doanh nghiệp. Phạm vi của một ASC bao gồm các chỉ tiêu đo lường sự tương tác, cân bằng và thỏa mãn nhu cầu, mong muốn và yêu cầu của các nhóm lợi ích liên quan đến doanh nghiệp.
Như vậy, có thể kết luận phạm vi của BSC rộng hơn ASC về khía cạnh tài chính nhưng hẹp hơn ASC về các khía cạnh khác. Từ đó quy định nên cấu trúc của BSC và ASC khác nhau rõ rệt. Cấu trúc của BSC dựa trên các chức năng thực hiện trong doanh nghiệp còn cấu trúc của ASC dựa trên mối quan hệ trong và ngoài doanh nghiệp.
Sự khác biệt tiếp theo giữa BSC và ASC là góc độ số lượng các khía cạnh đề cập đến của từng công cụ. Trong khi BSC đề cập đến bốn khía cạnh: tài chính – Hệ thống – Sự sáng tạo và phát triển – khách hàng, ASC chỉ đề cập đến khía cạnh quan hệ giữa đóng góp và nghĩa vụ thực hiện.
3 - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng mô hình đánh giá thành quả thực hiện trong doanh nghiệp:
Như đã phân tích ở trên, để xây dựng và áp dụng mô hình đánh giá thành quả thực hiện trong doanh nghiệp thì điều kiện tiên quyết là do nhà quản lý doanh nghiệp duyết định. Do vậy, tác giả xin đưa ra một số giải pháp giúp các nhà quản lý vận dụng mô hình trên một cách có hiệu quả như sau:
- Cần xây dựng một hệ thống kế toán trách nhiệm theo mô hình thích hợp, bước đầu các doanh nghiệp có thể dựa trên mô hình kế toán trách nhiệm dựa trên chức năng sau đó chuyển dần qua mô hình kế toán trách nhiệm dựa trên quy trình và cuối cùng là mô hình kế toán trách nhiệm dựa trên chiến lược.
- Phối hợp sử dụng các mô hình đánh giá thành quả thực hiện nhằm đánh giá trách nhiệm của các nhà quản lý về các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính, trách nhiệm đối với các nhóm lợi ích có liên quan và đối với xã hội.
- Thực hiện cơ chế giám sát từ bên ngoài theo cách tiếp cận dưới góc độ các cổ đông: Ban quản lý doanh nghiệp cổ phần cần lập báo cáo giải trình về những đóng góp và nghĩa vụ đã đáp ứng trong từng năm tài chính. Các giải trình xoay quanh: những giá trị gia tăng nào đã thực hiện, những lợi ích mang lại cho cổ đông, những cải tiến trong quá trình quản lý, cân bằng trong mối quan hệ đa chiều của doanh nghiệp…Bên cạnh đó những giải trình thường xuyên về các chính sách, hoạt động tác nghiệp của doanh nghiệp cũng cần được cân nhắc trình bày cho các cổ đông để họ có thể đạt được sự đầy đủ thông tin cho các quyết định và đãt được mức độ hài lòng về nghĩa vụ doanh nghiệp đã thực hiện cho họ không chỉ về tài chính mà còn về các mối quan hệ khác.
- Để vận dụng được như trên thì phải phổ cập kiến thức về ASC, BSC cho các đối tượng có liên quan nhất là những người học và thực hành kế toán.
Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, bản thân các doanh nghiệp phải từng bước hiện đại hóa công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tác giả hy vọng rằng với những đề xuất trên sẽ góp phần cho các doanh nghiệp ở Việt Nam vận dụng các mô hình trên làm công cụ quản lý thành quả trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình một cách hiệu quả hơn, đáp ứng theo yêu cầu phát triển chung của kinh tế thế giới.
Bài viết liên quan
- Tổ chức nghề nghiệp kế toán và quản lý - 26/03/2016 03:23
- Trách nhiệm pháp luật của đơn vị kế toán - 09/03/2016 02:06
- Tính công khai minh bạch và công tác kiểm tra kế toán - 18/01/2016 02:48
- NHỮNG ĐIỀU CÂN BIẾT CỦA NHÂN VIÊN BÁN HÀNG - 12/01/2016 07:32
- Phương pháp nhận dạng các khoản chênh lệch tạm thời - 28/12/2015 08:12
Các tin khác
- Sửa đổi về các hành vi bị cấm và về hóa đơn bán hàng - 30/09/2015 02:49
- Lớp học nghiệp vụ kinh tế và giải đáp một số thắc mắc. - 28/08/2015 08:58
- ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VN - 09/08/2015 03:07
- Thay đổi nguyên tắc giá gốc thành giá trị hợp lý - 01/08/2015 08:33
- CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – NHỮNG ĐIỂM CẦN HOÀN THIỆN - 28/07/2015 08:33